Cách phân biệt vàng giả, vàng thật
Cách phân biệt vàng giả, vàng thật. Làm thế nào để nhận biết vàng thật hay giả. Ngày càng xuất hiện nhiều thủ thuật và tinh vi làm vàng giả đã được nhắc đến như vàng trộn vonfram, bạc, chì, vàng giả nhãn mác, thậm chí rất nhiều người đã mua phải cục .. đồng. . Sau đây xin hướng dẫn quý vị, nhất là bà con một số cách thức nhận biết và phân biệt vàng thật, giả.
Kiểm tra vàng giả vàng thật |
Bài này đã được viết từ những năm 2010 của cùng một tác giả nhưng trang web cũ đã hết hạn sử dụng nên nội dung này được cập nhật lại và bổ sung thêm tại trang web tỷ giá vàng và web giá vàng hôm nay
Contents [hide]
- 1 Phân biệt vàng giả, vàng thật khó hay dễ
- 2 Có những loại vàng giả nào
- 3 Các cách phân biệt vàng giả, vàng thật
- 3.1 Dùng nam châm để kiểm tra vàng
- 3.2 Dùng máy đo quang phổ để kiểm tra vàng
- 3.3 Cách kiểm tra phân biệt vàng giả, vàng thật bằng a xít
- 3.4 Kiểm tra vàng bằng khối lượng riêng
- 3.5 Phân biệt vàng bằng quan sát hình dạng
- 3.6 Phân biệt vàng bằng quan sát màu sắc
- 3.7 Kiểm tra phân biệt vàng bằng độ dẻo
- 3.8 Kiểm tra lõi vàng bằng cách cắt đứt miếng vàng
- 3.9 Có thể kiểm tra vàng bằng siêu âm
- 3.10 Thử vàng bằng axit clo hydric (có trong các bình ắc quy) hoặc axít sulffuric
- 3.11 Kiểm tra thử vàng bằng lửa ở nhiệt độ cao
- 3.12 Cách kiểm tra phân biệt vàng thật, vàng giả bằng độ tinh khiết
- 3.13 Các cách kiểm tra phân biệt vàng khác
- 4 Các kinh nghiệm cần lưu ý khác trước khi mua vàng
Contents [hide]
- 1 Phân biệt vàng giả, vàng thật khó hay dễ
- 2 Có những loại vàng giả nào
- 3 Các cách phân biệt vàng giả, vàng thật
- 3.1 Dùng nam châm để kiểm tra vàng
- 3.2 Dùng máy đo quang phổ để kiểm tra vàng
- 3.3 Cách kiểm tra phân biệt vàng giả, vàng thật bằng a xít
- 3.4 Kiểm tra vàng bằng khối lượng riêng
- 3.5 Phân biệt vàng bằng quan sát hình dạng
- 3.6 Phân biệt vàng bằng quan sát màu sắc
- 3.7 Kiểm tra phân biệt vàng bằng độ dẻo
- 3.8 Kiểm tra lõi vàng bằng cách cắt đứt miếng vàng
- 3.9 Có thể kiểm tra vàng bằng siêu âm
- 3.10 Thử vàng bằng axit clo hydric (có trong các bình ắc quy) hoặc axít sulffuric
- 3.11 Kiểm tra thử vàng bằng lửa ở nhiệt độ cao
- 3.12 Cách kiểm tra phân biệt vàng thật, vàng giả bằng độ tinh khiết
- 3.13 Các cách kiểm tra phân biệt vàng khác
- 4 Các kinh nghiệm cần lưu ý khác trước khi mua vàng
Phân biệt vàng giả, vàng thật khó hay dễ
Vàng là kim loại quý nên chúng rất dễ bị làm giả để lừa đảo người mua, trong khi đó lại tương đối khó để có thể phân biệt được vàng thật hay giả. Việc phân biệt chúng bạn cần có một chút kiến thức và làm theo các bước khá công phu và tỷ mỷ mới biết thật giả. Cổ nhân có câu đường xa mới biết ngựa hay, thử vàng cũng vậy, người ta cần phải xem xét kỹ từ nhiều khía cạnh
Vàng có một số tính chất vô cùng độc đáo và cũng rất tương xứng đẳng cấp giá trị và uy lực của chúng.
- Tính chất không bị ăn mòn, trơ và bền thuộc nhóm đầu bảng
- Dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt
- Không bị ảnh hưởng từ tính
- Nhiệt độ nóng chảy cao
- Có sắc màu vàng luôn tươi đẹp
Có những loại vàng giả nào
Để phân biệt được vàng giả, vàng thật trước hết chúng ta phải biết có những loại vàng giả nào. Theo kinh nghiệm sử dụng, các kênh tin tức truyền hình cũng như các tờ báo của các cơ quan phòng chống tội phạm, web tỷ giá vàng có thống kê một số loại vàng giả sau:
Vàng không đúng hàm lượng, không đủ tuổi hoặc vàng không đúng mác
Đây là những loại vàng không đảm bảo chất lượng có thể nói chiếm nhiều nhất, thường xuất hiện tại các cửa hàng vàng bạc và có thể kể cả vàng của 1 số “doanh nghiệp”. Vàng không đúng hàm lượng thường ở dưới các lại sau
- Vàng không đạt 99,99% hàm lượng vàng còn gọi là vàng 4 số 9999
- Các loại vàng không đúng mác ví dụ vàng 24, 18K, 14K, 10K
Vàng trộn kim loại khác bên trong lõi như vonfram
Vàng bị trộn bên trong phần lõi bằng các kim loại như vonfram, chì hoặc hỗn hợp kim loại. Các loại vàng này thường là của các đối tượng từ nước ngoài mang vào VN
- Các loại vàng trộn lõi vonfram
- Vàng với lõi chì…
Kim loại giả vàng
Một số kim loại làm giả vàng cũng có thể gây khó phân biệt
- Vomfram mạ vàng
- Đồng hoặc chì mạ vàng
- Sắt thép mạ vàng
Các cách phân biệt vàng giả, vàng thật
Vàng là một kim loại tương đối khó phân biệt (difficult to identify) do vậy chúng ta phải dùng nhiều cách thử hoặc phải kết hợp các cách phân tích, xem xét. Dưới đây là một số cách có thể áp dụng
Dùng nam châm để kiểm tra vàng
Thử vàng bằng nam châm |
- Nếu là sắt, thép mạ vàng hay vàng có lõi sắt bên trong thì nó sẽ hút nam châm.
- Bất kỳ một sự dính hay hút nào dù nhẹ cũng có thể khẳng định đó không phải là vàng nguyên chất
- Máy đo quang phổ có thể loại bỏ tất cả các kim loại do vậy có thể nhận biết vàng
- Dựa vào các vạch của quang phổ mà ta xác định được thành phần của vàng.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách. Vẫn có những loại vàng pha tạp không bị nam châm hút.
Dùng máy đo quang phổ để kiểm tra vàng
Cách kiểm tra phân biệt vàng giả, vàng thật bằng a xít
Có 2 cách thử vàng bằng a xít
Có 2 cách thử vàng bằng a xít sulfuric H2SO4 đặc
CÁCH 1
Nếu có 2 miếng vàng, ta tiến hành
- Nhỏ a xít lên bề mặt 1 miếng
- Dùng miếng còn lại chà nhẹ lên bề mặt đã nhỏ a xít
- Dùng kính lúp kiểm tra, nếu bề mặt có bong bóng nổi lên hoặc vẩn đục thì đó là vàng giả
Do axít tác dụng hầu hết các kim loại, trong trường hợp miếng kim loại không phải vàng thì khi thấm axít bề mặt kim loại sẽ có các biểu hiện như:
- Dùng kính lúp để kiểm tra bề mặt
- Bề mặt kim loại sẽ sủi bọt nếu không phải là vàng
- Đối với vàng pha tạp chất, bề mặt miếng vàng sẽ nổi bong bóng li ti, . Còn vàng nguyên chất bề mặt miếng vàng sẽ không có hiện tượng nổi bong bóng hay sùi bọt, (cách này phát hiện đồng rất hiệu quả).
Kiểm tra vàng bằng khối lượng riêng
Có thể phân biệt các kim loại thông qua khối lượng riêng của chúng. Mỗi kim loại có một tỷ trọng khác nhau- Khối lượng riêng của vàng từ 99.9% trở lên là 19.282 g/cm3 chính bằng 19.282 ml (mi li lít)
- 1 chỉ vàng là 3.75 g
- Vậy 1 chỉ vàng ~ 0.19511cm3 (ml)
- 1 lượng vàng ~ 1.9511 cm3 (ml)
- Kết hợp các cách tính trọng lượng vàng để tính toán khối lượng hoặc thể tích
Kiểm tra vàng bằng thể tích |
Như vậy chúng ta có thể dùng loại ống thủy tinh chứa nước có vạch chia và bỏ vàng vào bên trong để so sánh nước dâng lên ống có vạch chia là bao nhiêu.
Phân biệt vàng bằng quan sát hình dạng
Kiểm tra vết dập, khắc, tên thương hiệu,logo dạng chữ ở các vết khắc, vết chạm trổ
- Nếu vết khắc vẫn có màu đẹp, các góc cạnh của vàng không bị đổi màu, thì đó chính là vàng thật.
- Nếu ở các vết khắc vết chạm có màu xanh lá cây hoặc xanh đen: thì đó chính là vàng độn.
Phân biệt vàng bằng quan sát màu sắc
Phân biệt bằng màu sắc rất tốt cho các loại vàng có hàm lượng từ 90% trở lên thì chúng luôn có màu vàng tươi.
- Nếu vàng có màu hơi trắng chứng tỏ hàm lượng bạc khá cao
- Nếu có màu đỏ gạch thì hàm lượng đồng cao
- Các loại vàng dưới 18K có màu trắng hoặc nâu đỏ
Kiểm tra phân biệt vàng bằng độ dẻo
Vàng có độ mềm dẻo nhất định, cách này dành cho người có kinh nghiệm
- Vàng càng nguyên chất thì càng mềm dẻo ví dụ các loại vàng từ 98% – 99.99%
- Các loại vàng từ 22k (carat) sẽ cứng hơn khá nhiều
- Các loại vàng 18k trở xuống càng cứng hơn
Kiểm tra lõi vàng bằng cách cắt đứt miếng vàng
Cách này để kiểm tra lõi bên trong để đảm bảo
- Vàng không bị độn kim loại khác như chì hoặc vonfram
- Kiểm tra độ đồng nhất và liên tục của vàng
Có thể kiểm tra vàng bằng siêu âm
Cách tiếp theo là phân kim, dùng hỗn hợp 2 axít Clo hydric và axít nitric để biến vàng thành hỗn hợp lỏng sau đó cho kết tủa để loại bỏ tạp chất cách này được dân chế tác vàng hay dùng.
Thử vàng bằng axit clo hydric (có trong các bình ắc quy) hoặc axít sulffuric
Kiểm tra thử vàng bằng lửa ở nhiệt độ cao
Cách tiếp theo thường được nói trong dân gian đó là nếu là vàng thì phải chịu được lửa. Dùng mỏ đốt nung vàng từ 1000 – 1400 độ vàng sẽ nóng chảy như giọt nước và sẽ co vào với nhau, một số kim loại khác sẽ bị nống chảy, sôi rồi cháy và bay hơi, sau khi để nguội vàng sẽ trở lại bình thường.
Cách kiểm tra phân biệt vàng thật, vàng giả bằng độ tinh khiết
- 22K – 17,7-17,8 g / ml
- 18K vàng trắng – 14,7-16,9 g / ml
- 18K vàng – 15,2-15,9 g / ml
- 14K – 12,9-14,6 g / ml
Các cách kiểm tra phân biệt vàng khác
Chà vàng lên bề mặt gốm. Rồi quan sát cả bề mặt bị chà sát của vàng và bề mặt góm
- Nếu bề mặt vàng không bị đổi màu thì chứng tỏ đó khong phải kim loại mạ vàng
- Quan sát bề mặt gốm có vệt màu vàng thì đó là vàng thật, vệt đen là vàng giả.
Kiểm tra vàng bằng giác quan
Đây là cách này phổ thông nhất như cầm thử nặng nhẹ, nhìn bằng mắt, đặc biệt là gõ nghe tiếng kêu, thậm chí cắn, nhiều người có thể kết luận khá chính xác, do vàng có màu sắc, độ nặng, độ mềm và tiếng kêu khá riêng biệt.
Các kinh nghiệm cần lưu ý khác trước khi mua vàng
- Mua vàng từ các thương hiệu uy tín
- Mua vàng với một số lượng ít ban đầu để kiểm tra trước
- Để kiểm tra tránh nhầm lẫn vàng với đồng thì thử vàng bằng a xít
- Để kiểm tra tránh mua nhầm vàng mạ hoặc vàng độn lõi thì dùng phương pháp cắt
No comments